Thứ Ba, 22 tháng 4, 2014

TÌM CHÚA PHỤC SINH, BẰNG CÁCH NÀO ?

Ngày thứ Tư Bát Nhật Phục Sinh 2014

Qua Kinh Thánh, các môn dệ của Chúa đã tìm kiếm Chúa Phục Sinh như thế nào?

Thứ nhất là cách của Thánh Phêrô:


Nên nghe bà Mácđala báo tin ngôi mộ trống, ông bèn cùng ông Gioan, chạy đến ngay.

Còn trước đó thì ông Phêrô sau khi đã chối Chúa ba lần trước khi gà gáy, đã kịp thời ăn năn khóc lóc thảm thiết, ngay khi gặp cái nhìn đầy yêu thương trìu mến và thương xót của Chúa Giêsu (Lc 22, 61). Ông vẫn theo Chúa xa xa. Vẫn nhận thức vai trò Đá Tảng mà Chúa Giêsu trao phó. Vẫn hăng hái và nhiệt thành.
Đáng tiếc thay, ông Phêrô đã mất thói quen cầu nguyện, nên thay thế vào đó cách xử dụng hung bạo, làm mất đi lý trí, và lòng nhiết thành của ông trở thành một thứ hăng say trái mùa (ĐGM Fulton Sheen).

Hành trình tìm Chúa Phục Sinh thật gian nan với ông Phêrô, tuy ông cũng được thấy Chúa hiện ra, nhưng đúng hơn là Chúa chủ động tìm đến với ông, thay vì ngược lại.

Thứ hai là cách của Thánh Gioan:

Người Môn Đệ Được Chúa Thương Mến trái lại, trẻ trung, mạnh khỏe, nhanh nhẹn, chạy đến ngôi mộ trống trước ông Phêrô. Ông cúi xuống và nhìn thấy những băng vải còn ở đó, nhưng không vào (Ga 20, 5). Ông Gioan được cho là chàng thanh niên đã bỏ chạy khi Chúa Giêsu bị bắt (Mc 14, 51). Nhưng sau đó, vẫn can đảm theo Chúa vào dinh cựu thượng tế Khanan, rồi còn giúp đỡ ông Phêrô lọt vào bên trong (Ga 18, 16). Cho đến khi Chúa Giêsu chịu đóng đinh, ông Gioan cũng đứng dưới chân thánh giá cùng với Đức Mẹ Maria, bà Maria vợ ông Cơlopat, và bà Maria Mácđala.
Nhưng chắc chắn là ông Gioan đã theo cùng ông Phêrô vào mộ.“Thấy những băng vải để ở đó, và khăn che đầu Đức Giêsu. Khăn này không để lẫn với các băng vải, nhưng cuốn lại, xếp riêng ra một nơi… Ông đã thấy và đã tin” (Ga 20, 7- 8). Ông liền nhận ra dấu chỉ kín đáo đó và đã mạnh dạn tin tưởng Chúa đã Phục Sinh.

Thứ ba là cách của Bà Maria Mácdala:

Bà Maria Mácđala đã được Chúa Giêsu giải thoát khỏi bảy quỷ dữ (Lc 8, 3). Sau đó bà theo Chúa Giêsu và dùng tiền của giúp Ngài, cũng như các môn đệ đi truyền giáo. Bà đã âm thầm, can đảm đi theo Chúa suốt cuộc khổ nạn. Bà cũng hiện diện dưới chân Thánh Giá cùng với Mẹ Maria và bà Maria, vợ ông Cơlopat, cùng ông Gioan, để chia sẻ nỗi đau khổ tận cùng Chúa Giêsu (Ga 19, 25). Bà Mácđala cũng tham dự mai táng Chúa Giêsu trong huyệt mộ (Lc 24, 55).
Bà quay lại thấy Chúa Phục Sinh, lại tưởng người làm vườn. Nhưng khi nghe Chúa thân thương gọi: “Maria!” bà liền nhận ra ngay Chúa Giêsu đã sống lại (Ga 20, 16).
Bà Mácđala được Chúa ủy thác loan báo Tin Mừng Phục Sinh cho các Tông đồ, để các ông đi rao truyền khắp thế gian “Hãy đi gặp anh em Thầy và bảo họ: Thầy lên cùng Cha của Thầy, cũng là của Cha của anh em. Lên cùng Thiên Chúa của Thầy, cũng là Thiên Chúa của anh em” (Ga 20, 17).

Bà Mácđala đắm mình vào cầu nguyện, tâm tình với Chúa Giêsu, không còn bận tâm đến môi trường chung quanh, không chia lòng chia trí, dù các thiên thần tận tình hỏi han. Chính nhờ sự chuyên tâm và khát khao Chúa tột độ, bà là người đầu tiên so với các tông đồ, được diễm phúc thấy Chúa Giêsu Phục Sinh vinh hiển. Nẻo đường tìm Chúa Phục Sinh của bà Macđala rất thực tiễn, viên mãn và hiệu quả nhất.

CẦU NGUYỆN:

Con tự thấy mình thiếu mất tâm tình cầu nguyện sốt sắng, mật thiết, và còn thiếu lòng ăn năn thống hối như Phêrô,

Hơn nữa, con còn thiếu cả Thánh Thể, Của Ăn Đi Đàng, lẫn thiếu Lời Chúa dẫn dắt, làm sao tìm và gặp được Chúa Sống Lại trong con?

Phải chăng, đức tin của con đang rất mong manh, yếu đuối?
Lạy Chúa, xin dạy con biết tìm kiếm Chúa mọi nơi, mọi lúc, qua những lời cầu nguyện chân thành, để con được sống lại với Ngài. Lạy Mẹ Maria, Mẹ đã đồng hành cùng Chúa Giêsu trong mầu nhiệm khổ nạn, xin Mẹ dẫn dắt, chỉ bảo và cầu bầu cho con, cảm nhận được Chúa Sống Lại trong tâm hồn, để con được cứu rỗi, đồng thời trở nên Chứng Nhân, phục vụ mọi người. Amen.

Thứ Hai, 21 tháng 4, 2014

THỨ HAI SAU LỄ PHỤC SINH NĂM 2014





Mến chuyển và mời đọc bài tin sau dây nhân Mùa Lễ Phục Sinh 2014.




Những hình ảnh nói lên một câu chuyện về niềm đau khổ và lòng khoan dung.



Trên trang trực tuyến của CNN ngày Thứ Năm 17 tháng Tư 2014, bản tin kèm hình ảnh tựa đề The images tell a story of anguish and forgiveness do hai phóng viên Josh Levs và Azadeh Ansari của CNN tường thuật đã gây nhiều xúc động.

Bộ ảnh này của nhiếp ảnh gia Arash Khamooshi của Hãng tin Ba Tư ISNA chụp được tại một cuộc xử tử bằng cách treo cổ vừa diễn ra lúc bình minh vào vài ngày trước đây tại thành phố Noor, tỉnh Maznadaran, miền Bắc Ba Tư, gần biển Caspian. Hình thức trừng phạt này vẫn còn được chấp nhận và phổ thông ở Ba Tư.

Theo tin của ISNA, kẻ tử tội tên là Balal. Năm 2007, Balal 19 tuổi, đã đâm chết Abdollah Hosseinzadeh 17 tuổi, trong một trận ấu đả ngoài đường phố.

Nhiếp ảnh gia Arash Khamooshi kể lại :



Balal bị áp giải ra pháp trường Balal bị bắt đứng lên ghế , thòng lọng choàng vào cổ…
Tử thần gần kề, Balal hét lớn lời cầu nguyện sau cùng rồi im lặng chờ mạng sống kết liễu..



Mẹ tử tội ngất sỉu trước bản án dành cho con mình.
Bà Koukab, mẹ của tử tội, đang đứng bám tay vào rào ngăn,đã quỵ xuống và ngồi bệt xuống đất vì quá đau lòng khi chứng kiến cảnh đứa con trai sắp bị hành quyết.
"Bà ấy dường như đã kiệt sức vì đau khổ trước thực tế sắp mất con. Thật thương tâm.”

Gia đình của nạn nhân bước ra.
Bà Maryam Hosseinzadeh, người mẹ mất con đã 7 năm, được cho phép phát biểu cảm tưởng trước đám đông.Bà cho biết bà đã sống một cơn ác mộng kể từ khi đứa con trai của bà bị đâm chết và khó có thể nào tự cho phép để tha thứ cho kẻ sát nhân.

Thế nhưng sau đó, bà đi về phía Balal và xin một chiếc ghế để đứng.
Bước lên ghế cho ngang tầm với tử tội Balal, Bà vung tay tát mặt kẻ đã giết con mình và tuyên bố "Tha tội!"



Xin chép toàn bộ bài Phóng Sự trên để mời tất cả cùng suy niệm, trong nhửng ngày đầu của Tuần Bát Nhật năm nay.

Cầu nguyện:
Dù sao bản tin  trên đây cũng là 1 trường hợp về điều Chúa dạy : Tha thứ.
Lạy Chúa, xin cho con, nếu có gặp hoàn cảnh này thì con sẽ thi hành Lời Chúa khi Chúa phàn trước lúc sinh thì trên Thập Tự: THA THỨ,Amen.

Thứ Bảy, 19 tháng 4, 2014




"Các bà tường thuật lại tất cả sự việc cho mười một Tông đồ và các người khác." (Lc 24,9)

Thứ Sáu, 18 tháng 4, 2014

CHIÊM NGẮM THÁNH GIÁ CHÚA KITÔ

jesus+on+the+cross
Thập Giá Đức Kitô


"Chúa Giêsu nói: 'Mọi sự đã hoàn tất!' Và Người gục đầu xuống trút hơi thở cuối cùng.” (Ga 19,30)



Vì thế, đó là “giờ” mà từ lâu Chúa Giêsu hằng nghĩ tới và chuẩn bị, là thời điểm vinh quang của Chúa, khi Chúa đã hoàn tất chương trình cứu độ nhân loại theo Thánh Ý Chúa Cha.
Lời các ngôn sứ ngày xưa đã nói từ xưa: “Họ sẽ ngắm nhìn Đấng mà họ đã đâm thâu qua.”

Ngày nay, hằng ngày chúng ta chạy đến chiêm ngắm Thập Tự Chúa để cầu nguyện, tạ ơn trong tâm tình sau đây:
Ngắm nhìn để cảm nhận tình yêu thẳm sâu của Thầy Chí Thánh Giêsu.
Ngắm nhìn Đấng mà họ, trong đó có con, đã đâm thâu, để giục lòng ăn năn sám hối.
Ngắm nhìn để thấy sự sống đang chồi sinh sau cái chết của Con Thiên Chúa.
Ngắm nhìn để làm lại cuộc đời. để chuộc lại lỗi lầm.Để biết yêu thương đồng loại.

Cầu nguyện:

Nguyện xin Chúa Giêsu, Đấng đã chết và đã phục sinh giúp chúng con mỗi lần ngắm nhìn Chúa biết giục lòng ăn năn thống hối và can đảm đứng lên làm lại cuộc đời. Amen!



Thứ Năm, 17 tháng 4, 2014

NOI GƯƠNG CHÚA GIÊSU

Trong Thứ NămTuần Thánh này chúng ta cùng suy niệm và cầu nguyện:

Con là Kitô hữu, là môn đệ Đức Kitô,  con xin cố gắng nên giống “Thầy và Chúa” .
 Chính trong ngày Thứ Năm Tuần Thánh, Chúa Giêsu đã ban giới răn mới cho các môn đệ: “Thầy ban cho anh em một điều răn mới là anh em hãy yêu thương nhau; anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em” (Ga 13, 34). 
 Con xin cố gắng thực hiện giới răn bác ái huynh đệ theo gương của Đức Giêsu (“Như Thầy đã yêu mến các con”). 
 Theo gương Đức Giêsu, thì trước hết con hãy yêu mếni người đồng loại của mình:  Con cùng  tự vấn xem con đã quan tâm đến những người chung quanh  chưa? 
 Con đã chia sẻ cho họ phần nào hay chưa trên bình diện vật chất và trên bình diện tinh thần?

Tiếp đến, con đã yêu mến và đặt mình trong tư thế tôi tớ để phục vụ? 
Trong cuộc sống hàng ngày, con có đã chu toàn bổn phận của mình với tinh thần phục vụ hay không? Trong cách cư xử, nói năng với người khác, con có khiêm tốn như một người tôi tớ không? Hay con tự xem mình như người trên, như kẻ cả? 
 Sau hết, yêu mến là chấp nhận hòa thuận với kẻ khác, hiện diện với kẻ khác, cộng tác với kẻ khác, giữ sự trung tín vững vàng với kẻ khác.
Khi gặp một chút khó khăn với kẻ khác,  con sẽ không co rút lại, chia rẽ, đoạn tuyệt.  Tình yêu của Đức Kitô mời gọi con phải giữ “chữ tín” đến muôn đời, nhất là trong đời sống gia đình.

Con cầu xin cho con biết tự sửa chữa nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con, amen.

YÊU CHO ĐẾN CÙNG,CHÚA ĐÃ LÀM NHƯ VẬY



Suy niệm nhân Thứ Năm Tuần Thánh 2014

Các trich đoạn Kinh Thánh diễn đạt TÌNH YÊU của Chúa đối với loài người:
Thánh Gioan viết: “Chúa Giêsu đã thương yêu những kẻ thuộc về Người còn ở thế gian, và Người yêu họ đến cùng” nghĩa là :
Đức Giêsu đã dùng hết mọi phương thế để biểu lộ tình yêu của Người và của Cha Người cho chúng ta.
Tình yêu của Đức Kitô
Phương cách thứ nhất là mầu nhiệm Nhập thể: Đức Giêsu là Con Thiên Chúa, đồng bản tính, đồng quyền năng và đồng vinh quang với Chúa Cha. Nhưng vì thương yêu loài người, Người đến sống giữa chúng ta.
Chính Đức Giêsu đã nói với ông Nicôđêmô: “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời” (Ga 3,16).
Chúa Giêsu đã đến với loài người vì tình yêu loài người, qua sự thông cảm, sự chia sẻ.

Phương cách thứ hai mà Đức Giêsu đã dùng để biểu lộ tình yêu của Người, được cụ thể hóa nơi cử chỉ Người quì xuống rửa chân cho các môn đệ.
Người đã đến trong thế gian, không phải như một ông vua, ông quan, nhưng như một người nô lệ.
Chính Đức Giêsu đã nói: “Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ” (Mc 10, 45). Thánh Phaolô cũng đã diễn tả rất rõ cuộc đời của Chúa Giêsu: “Đức Giêsu Kitô vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân, sống như người trần thế” (Pl 2, 6-7).
Cao điểm của cuộc đời phục vụ ấy là cái chết trên Thập giá, mà Đức Giêsu đã trình bày như một cái chết để phục vụ và để yêu thương: “Này là Mình Thầy sẽ bị nộp vì các con! Này là Máu Thầy sẽ phải đổ ra để chuộc tội nhiều người”. Hoặc Chúa còn nói: “Không có tình yêu nào lớn hơn là thí mạng sống mình vì bạn hữu.”

Và đây là phương cách thứ ba:
Đức Giêsu đã lập phép Thánh Thể để hiện diện với chúng ta, để trở nên lương thực cho chúng ta, để tiếp tục đồng hành với loài người, với mọi người trong cuộc hành trình ở chốn sa mạc trần gian này.


Cầu nguyện:
Qua Bí tích Thánh Thể, chúng con hiểu được rằng yêu là hiện diện với kẻ khác, giữ sự trung tín vững vàng với bạn hữu của mình. Chúa đã yêu các bạn hữu của Người “cho đến cùng” là như thế đó!
Chúng con muốn phải luôn nhớ là chính mình đã là 1 cái tát, 1 mũi nhọn làm Chúa bị đau đớn. Chúng con xin tạ lỡi cùng Chúa bằng sự kính mến Chúa, lắng nghe Lời Chúa, amen.

Thứ Hai, 14 tháng 4, 2014

KHỔ NẠN của CHÚA,để chúng ta được CỨU ĐỘ






Sau khi rước Chúa vào thành một cách long trọng, nay họ ( trong đó có chúng ta ) lại lên án Chúa và chối bỏ Chúa cô đơn trên Thập Già.
Cầu nguyện:
Chúng con xin được là tôi trung của Chúa trong đời này, amen.

Chủ Nhật, 13 tháng 4, 2014

NHỮNG LỜI DI CHÚC CỦA CHÚA GIÊSU KITÔ TRƯỚC LÚC LÂM CHUNG VÀ SỐNG LẠI

Bấy giờ Ðức Giêsu cầu nguyện rằng: "Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm". Rồi họ bắt thăm mà chia nhau áo của Người.” (Lc 23,33-34)

Và Người nói với anh ta: "Tôi bảo thật anh, hôm nay, anh sẽ được ở với tôi trên Thiên Ðàng". (Lc 23, 42-43).

Vào giờ thứ chín, Ðức Giêsu kêu lớn tiếng: "Êlôi, Êlôi, lama sabácthani!" Nghĩa là: "Lạy Thiên Chúa, Thiên Chúa của con, sao Ngài bỏ rơi con?" (Mc 15, 33-34)

Lạy Cha, xin tha thứ cho họ vì họ chẳng hiểu biết việc họ làm (Lc 23, 34)

Hôm nay, anh sẽ được ở với tôi trên thiên đàng (Lc 23, 43)

Thưa Bà, đây là con Bà (Ga 19,26)

Lạy Thiên Chúa! Lạy Thiên Chúa của con! Sao Ngài bỏ rơi con(Mt 27, 46)

Ta Khát (Ga 19, 28)

Mọi sự đã hoàn tất (Ga 19, 30)

Lạy Cha! Con phó thác linh hồn con trong tay Cha (Lc 23, 46)

KHOẢNG LẶNG 2: HÃY VIẾNG THÁNH THỂ



Thiên Chúa, Ngài là Đấng tạo thành vũ trụ, là Chúa tể muôn loài. Thì “Con người là chi mà Chúa cần nhớ đến. Phàm nhân là gì mà Chúa phải bận tâm” chứ? Thế nhưng, vì tình yêu, chúng ta được gọi Ngài là Cha – một người Cha tràn đầy yêu thương và luôn lo lắng cho con được hạnh phúc. Những lúc con vô tình làm trái ý Cha, khăng khăng theo ý mình, ấy là lúc con vô tình tạo nên khoảng lặng trong Cha. Thiên Chúa Tối Cao nhưng Ngài cũng có… tâm trạng của một người Cha.
Hôm nay tôi đọc lại đoạn Phúc Âm này khi đọc Bái Thương Khó của Chúa, lòng tôi cũng rất mực buồn phiền, quặn thắt mà thương Chúa thật lòng khi Chúa đứng trước cuộc Tử Nạn sắp đến với Chúa:
"Đoạn Chúa đưa Phêrô và hai người con ông Giêbêđê cùng đi, Người bắt đầu cảm thấy buồn bực và sầu não. Lúc ấy, Người bảo các ông:
“Linh hồn Thầy buồn sầu đến nỗi chết được; các con hãy ở lại đây và thức với Thầy”.

Chúa cũng tự thấy bơ vơ sao?
Ngày hôm nay, Cha ngự trong nhà tạm đợi chờ chúng con đến viếng thăm mỗi ngày.

Cầu nguyện: 

Để đáp lại Tình Thương Xót của Chúa đối với con cũng như đối với nhân loại, chúng con xin luôn nhớ đến Ngài trong tư tưởng, và nhất là luôn đến viếng Chúa luôn, biết hy sinh thời gian, biết sống chan hòa ...theo lời Chúa dạy. Amen.


Thứ Năm, 10 tháng 4, 2014

CẦN LẶNG LẼ ĐỂ SUY NIỆM (KỲ 2)

Hãy để cho tâm tình, lời nói và hành động của Chúa Giêsu thấm nhuần và biến đổi chúng ta. Trong cuộc khổ nạn của Chúa, chúng ta bắt gặp rất nhiều tình huống tăm tối của đời thường: vu khống, phản bội, ghen tương, bất công, nhục nhã, đau khổ, sợ hãi, cô đơn, hèn nhát, cái chết… Nhưng trên hết, chúng ta bắt gặp một tình yêu. Tình yêu vô cùng lớn của Đức Giêsu đối với Chúa Cha và nhân loại. Chỉ có tình yêu mới làm cho mọi khổ đau có giá trị cứu độ.

Càng suy niệm về cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu, chúng ta sẽ thấy mình càng yêu thánh giá của Chúa hơn, yêu thánh giá của mình hơn và kính trọng thánh giá của người khác hơn.

KHI CHÚNG TA CHIÊM NGẮM THẬP TỰ VINH QUANG CHÚA


 Dưới cái nhìn của người có niềm tin, thì cái chết của Chúa Giêsu trên thập giá là một mầu nhiệm.
 Mầu nhiệm bởi vì chúng ta không thể hiểu được tại sao Con Một Thiên Chúa đã phải trải qua một thân phận đớn đau như thế? 
 Mầu nhiệm, bởi vì một cách nào đó, người có niềm tin cũng cảm thấy mình đã thực sự tham dự vào việc đóng đinh ấy. Chúng ta tuyên xưng rằng Ngài đã chịu đóng đinh vì chúng ta và để cứu rỗi chúng ta, nghĩa là chính do tội lỗi của chúng ta mà Ngài đã phải bị treo trên thập giá. Tội lỗi của chúng ta ngày này, cho dù cách xa hai ngàn năm, vẫn là một chối bỏ, một tiếng reo hò, một xỉ vả hoặc chính là một cái đinh đóng vào thân thể Ngài…

Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, tình yêu Chúa bao la như vậy, con biết lấy gì đáp trả cho xứng, nhưng dù tim con bé nhỏ, con nài xin Chúa ngự vào thì con sẽ làm được mọi việc to lớn cho tha nhân.
  Con cầu xin nhờ lời chuyển cầu của Mẹ Maria, Amen.



Hạnh phúc của bệnh nhân tham dự ngày lễ Quốc Tế bệnh nhân

Hãy gặp gỡ và chia sẻ với nhau, cầu nguyện cho nhau trong tâm tình sám hối thật lòng.
Hãy hiến dâng lên Chúa các đau khổ xác hồn.
Hãy xin Chúa thánh hóa bản thân trong sự vâng phục, kính mến Thiên Chúa hết lòng. 


Đó là lời linh mục Phanxicô Xaviê chánh xứ Phaolô 3 nhắc lại ý nguyện của Hội thánh Công giáo về mục đích của Thánh lễ cầu cho các bệnh nhân ngày hôm nay, 11 tháng 02 năm 2014 tại Thánh đường giáo xứ số 220/101 đường Lê văn Sỹ P14 Q3 tp HCM.
Cha mời gọi các bệnh nhân hãy thống hối ăn năn để được thêm sức khỏe xác-hồn nhờ ơn lành của Bí tích Xức Dầu cho từng bệnh nhân và hãy cùng thông công hiệp ý với Hội Thánh.
Các bệnh nhân của giáo xứ đã được 2 đoàn thể là: Ban Carritas và Ban từ thiện - bác ái Martinô giáo xứ Phao Lô 3-mời tham dự buổi lễ này để họ được cùng cầu xin Chúa ban cho sức khỏe phần hồn, phần xác và củng cố Đức tin vững vàng nhờ Bí Tích Xức Dầu bệnh nhân.
Buổi lễ bắt đầu vào lúc 8g00 với chưong trình như sau:
-8g00: tiếp đón các bệnh nhân (khoảng 100 bệnh nhân đã đến tham dự)
-8g30: cha chánh xứ chủ sự thánh lễ (các bệnh nhân được cha xức dầu tại chỗ và rước MTC cũng tại chỗ vì các bệnh nhân di chuyển khó)
Trước 8g,các hội viên carritas và từ thiện,trong trang phục đẹp đẽ đã tề tựu và chụp hình lưu niệm.
Sau đó họ thay phiên nhau, cùng niềm nở tiếp đón các bệnh nhân và đưa họ vào chỗ ngồi trong nhà thờ.

                                                            Các bệnh nhân trên xe lăn          

Các bệnh nhân đã được gắn ảnh thánh Martinô- bổn mạng của ban tổ chức- lần lượt được thân nhân đưa đến trên những xe lăn ( một phần là quà tặng của ban Từ thiện – bác ái nhờ sự bảo trợ của các ân nhân xa gần), hoặc được dìu tới…
Vẻ mặt của họ xanh sao, mệt mỏi vì mắc bệnh đã lâu ngày và ít khi được hưởng chút ánh nắng ban mai vì gia đình họ bận đi làm.
Bệnh nhân đến càng lúc càng đông, đôi khi cũng có nụ cười chào hỏi nhau, nhưng cũng không dấu nổi nỗi lo âu mặt này mặt khác. Đa số họ bị bệnh trên 10 năm nay, sinh lực của họ yếu ớt . Có người sống hoàn toàn phụ thuộc vào sự chăm sóc của người thân.
Họ đang chịu đựng thử thách về đức tin.
Tuy nhiên, có một số bệnh nhân khác còn tự đi được nhờ chống gậy, nạng gỗ nên còn giữ được vẻ phấn khởi. Vì vậy, không khí nơi đây đã trở nên ấm cúng và vui vẻ hơn.
Đến lúc này, sự tham dự của các bệnh nhân tăng lên và tương đối đã đầy đủ.
Trong nhà thờ bắt đầu vang lên lời kinh sốt mến của cộng đoàn giáo xứ.
Trước thánh lễ, Ông chủ tịch kiêm trưởng ban tổ chức gởi lời chào mừng đến các bệnh nhân hiện diện và để trấn an họ, ông đọc bài trích Tông Thư của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II nói về Ý nghĩa của sự đau khổ và bệnh tật .
Trong quang cảnh một cộng đoàn mà đa số là bệnh nhân như hôm nay, phải nói là quá đặc biệt hơn ngày thường cho nên sự cầu nguyện đã sốt sắng hơn và rất là nồng ấm hơn.
Sau đó, trong tiếng hát bài ca nhập lễ của ca đoàn, cha xứ bước lên bàn thờ để chủ sự thánh lễ, cùng với sự hiện diện của ban điều hành và hội viên của 2 ban Carritas và từ thiện Martinô giáo xứ, quý chức trong HĐMV giáo xứ, và với khoảng trên 100 bệnh nhân già yếu.
Trong bài giảng lễ, cha xứ cho biết thêm: " Vào năm 1992, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô 2 đã chỉ định Lễ kính Đức Mẹ Lộ đức vào ngày 11 tháng 2 hằng năm cũng là ngày Thế giới cầu cho các bệnh nhân , vì những Ơn lành Mẹ đã ban cho các bệnh nhân khi họ đến Lộ Đức khấn xin."
Vì thế, các giáo xứ đều có tổ chức Lễ cầu cho các bệnh nhân hằng năm để cho các bệnh nhân cảm thấy phấn khởi hơn vì họ được quan tâm, nâng đỡ nhiều hơn về phần xác ( gồm có quà nhu yếu phẩm cho đến xe lăn..), rồi được chăm sóc phần hồn là được dự thánh lễ đặc biệt và Xúc Dầu Thánh.
Theo con số thống kê cùa 6 giáo khu thuộc giáo xứ Phao lô 3 thì con số bệnh nhân năm nay tăng hơn năm ngoái.
Tuy nhiên cũng có vài bệnh nhân rất ngại việc Xúc Dầu khi còn minh mẫn vì chưa hiểu hết ý nghĩa của Ơn lành của Bí Tích Xức Dầu do Chúa Giêsu đã thiết lập vì lòng thương yêu con nguời. Nhưng sau khi được nghe giải thích cặn kẽ thì họ có lại niềm tin vui và không còn lo lắng như trước nữa.
Thánh lễ kết thúc lúc 10g00 trong không khí cởi mở và phấn khởi.
Cha xứ đã vội có mặt tại tiền sảnh nhà thờ để tiễn chân họ, thăm hỏi họ và động viên họ hãy luôn nguyện cầu và cảm tạ Chúa vì những ơn lành mà Chúa đã ban cho họ ngày hôm nay.
Ban tổ chức dự tính sẽ thêm phần quà tặng cho bệnh nhân sau thánh lễ, nếu sang năm có thêm nguồn tài trợ rộng rãi hơn. 


Ô Bảy trên xe lăn

Ngay sau thánh lễ, chúng tôi có dịp tiếp xúc với một số bệnh nhân vừa dự lễ xong vì thấy họ có vẻ phấn khởi hơn trước.

Chúng tôi  đến chào Ô. Bảy, bác là thân phụ 1 anh giáo lý viên, và xin phép hòi han ông đôi điều:
Thưa bác:” Bác đã ngồi trên xe lăn hơn mười năm vì bệnh tai biến, nay bác cảm thấy thế nào ạ?
Bác nói: “Cám ơn anh, tôi cảm thấy rất hạnh phúc vì hằng năm cứ đến lễ này, tôi được đến dự lễ chung với các bệnh nhân trong xứ. Tuy tôi phải di chuyển bằng xe lăn, rất vất vả cho bản thân, nhưng tôi tin Chúa luôn đồng hành với tôi. Niềm tin ấy đã đủ làm cho tôi được hạnh phúc. “
 Chúng tôi tạm biệt bác Bảy và hẹn sẽ đến thăm bác sau.
Chúng tôi vừa quay lại, thì được thấy bà cụ Phối-một giáo dân ngụ tại giáo xứ này từ khi còn là giáo họ mấy chục năm về trước- cũng đang được người thân đưa về trên xe lăn.
Chúng tôi liền vấn an bà mấy câu: " Chào bác, bác có cầu xin Chúa điều gì trong khi vừa dự Lễ không ạ?.
Bà Phối trên xe lănTôi vội chào bà và vấn an bà:
Bà nói là:”Tuổi tôi tuy lớn, nhưng Chúa còn cho tôi sống thêm để vui với con cháu."
Bà nói thêm:”Tôi cũng luôn hạnh phúc vì tôi có nhiều thời gian chuẩn bị khi nghe tiếng Chúa gọi về.”


Sáng hôm sau, chúng tôi và vài hội viên ban Bác ái-Từ thiện của giáo xứ đến Bệnh viện điều dưỡng tại Q8, để thăm 1 bệnh nhân khác trong giáo xứ bị tai biến và cao huyết áp.
Chúng tôi đến BV điều dưởng Q8
Bà nằm trong một căn phòng có 2 giường. Không gian mát mẻ và yên tĩnh. Tiếng ve sầu kêu nhè nhẹ gọi mùa hè về. Chúng tôi vào thăm đúng lúc bà chuẩn bị dùng cơm trưa.
Câu chuyện bắt đầu vui vẻ, qua ánh mắt bà tỏ ra rất vui khi có nhiều người thân quen vây quanh. Bà nói khó nghe, phải nhờ sự truyền đạt lại cùa chị Dung-con gái bà.
Tuy vào đây đã hơn 6 tháng rồi, nhưng bà vẫn giữ thói quen đọc kinh tối với người thân ở lại săn sóc bà.
Chị con gái bà nói;” Mẹ em vẫn tỏ ra thanh thản, bình an, không khóc lóc buồn bã. Mẹ em rất tin tưởng vào Chúa. Điều này làm em cũng an tâm .”

Sau khoảng 1 giờ trò truyện với bà, động viên bà hãy luôn sốt sắng đọc kinh thì Chúa và Mẹ luôn đồng hành với bà, thật hạnh phúc cho bà biết bao.

Đã quá trưa, nên chúng tôi ra về.

Chúng tôi nghiệm ra rằng : Nếu ai đặt niềm tin nơi Chúa, thì dù có bệnh hoạn, đau khổ khi lớn hay nhỏ tuổi cũng vẫn có được Hạnh Phúc chan hòa.


















Thứ Tư, 9 tháng 4, 2014

Giáo xứ Phaolô 3:Tĩnh tâm Mùa Chay Thánh 2014

Để chuẩn bị việc dọn lòng cho cộng đoàn giáo dân mừng Lễ Phục sinh 2014, cha chánh xứ Phaolô 3 đã thực hiện một số chương trình cụ thể cho thiếu nhi giáo lý các khối, ban giáo lý viên vào các thánh lễ 8g các Chúa nhật Mùa chay, và việc giảng phòng tĩnh tâm cho giáo dân vào thánh lễ 17g30 mỗi 5 Chúa nhật Mùa chay như sau:

Chương trình cho thiếu nhi:
Bắt đầu từ CN I , CN II, CN III, và CN IV Mùa chay, cha đã phân các khối giáo lý để các em dọn mình xưng tội và tĩnh tâm sốt sắng cùng với anh chị giáo lý viên phụ trách.
Các khối thiếu nhi tĩnh tâm Mùa Chay 2014








Chương trình cho ban giáo lý viên:

Tất cả GLV có mặt tại Thánh đường giáo xứ lúc 10g30,CN V MC,để bắt đầu buổi tĩnh tâm do cha xứ hướng dẫn với chủ đề : CẦU NGUYỆN VÀ ĐỔI MỚI,theo Tin Mừng:Mt26,36-46. Sau đó có phần thảo luận và đúc kết chung.
thảo luận theo tổ (1)

Phần đúc kết sau khi đã thảo luận

Sau cùng là giờ chầu Thánh Thể của GLV


Tiếp theo là giờ chầu Thánh Thể và cầu nguyện chung trước Thánh Thể. Kết thúc sau 1g30phút tức vào lúc 12g trưa. 



Chương trình cho cộng đoàn giáo xứ:

Năm nay, cha giảng phòng là Cha Giuse Phạm Cao Sơn,DCCT phụ trách. Ngài được cha xứ thỉnh mời từ trước lễ Tro.

Cha Giuse đả đưa vào các bài chia sẻ những vấn đề rất phong phú và chi tiết về thực trạng các hoàn cảnh hiện thời của gia đình luôn gặp phải, trong bối cảnh Năm Tân Phúc Âm hóa đời sống gia đình.
Cha đã phân tich cho cộng đoàn cách hóa giải các khúc mắc, cách thứ tha và nhất là phải luôn cầu xin Mẹ đồng hành. Ngoài ra còn cần chạy đến và xin ơn cho gia đình trở thành một Cộng đoàn nhỏ Lòng Chúa Thương Xót. Và không gì hiệu quả cho bằng những phút đọc kinh tối chung tại các gia đình.

Cha xứ đã đặc biệt cảm ơn Cha Giuse nhân dịp kết thúc kỳ giảng phòng năm nay.Hội đồng mục vụ giáo xứ cũng đã dâng lên ngài bó hoa tươi thắm để tạ ơn những lời giảng huấn của ngài qua 5 CN MC.
Cha Giuse đã khiêm tốn chúc cha xứ, Hội đồng mục vụ và cộng đoàn giáo xứ được tràn đầy Hồng ân trong Mùa Chay này.

Cha xứ cảm ơn Cha Giuse
HĐMV dâng kính cha giảng phòng bó hoa tươi thắm tạ ơn
Cha Giuse nhận bó hoa từ đại diện cộng đoàn giáo xứ Phaolô 3











Thứ Hai, 7 tháng 4, 2014

CẦN LẶNG LẼ ĐỄ SUY NIỆM( KỲ I)

Chiêm ngắm cuộc Thương khó-qua Bài Thương Khó-, tôi ngỡ ngàng nhận ra bầu khí ấy mang dáng dấp của một xã hội thu nhỏ đầy phức tạp và ồn ào. Quần chúng thì cứ chộn rộn, la ó mà thiếu một chút yên ắng để suy xét xem mình đang bàn tán về ai, hay đang to thét về điều gì. Đám đông mãi là thế: thích tin đồn, vội xầm xì và dễ bị giựt dây. Họ như những con sóng nhô thật cao, vỗ bờ thật kêu, để rồi vỡ tan xì xèo trống rỗng.

Lạy Chúa Giêsu, con muốn chia sẻ cùng Chúa những cảm nghĩ của Chúa lúc ấy................

Con xin hứa sẽ giữ vững lập trường là thực thi Lời Chúa, không sao nhãng, cố gắng hiểu biết thêm Kinh Thánh khi được chia sẻ qua các buổi tĩnh nguyện, cũng như khi dự thánh lễ hằng ngày.

Con cầu xin nhờ Mẹ Maria và Thánh cả, amen.

HÃY CHIÊM NGẮM THẬP GIÁ MÀ CẦU NGUYỆN

Chúa Giêsu nói: "Khi nào các ông đưa Con Người lên cao, các ông sẽ nhận biết Ta là ai." (Ga 8,28)
Chúa bảo Môsê đúc một con rắn bằng đồng treo lên cây, kẻ nào bị rắn lửa cắn mà nhìn lên con rắn đồng thì được cứu sống.
Như thế, việc Chúa Giêsu chết trên thập giá không phải là một thất bại mà là một chiến thắng. Ngài không “bị” mà “được” đưa lên cao để trở thành nguồn ơn cứu rỗi cho những ai tin tưởng nhìn lên Ngài.
 Khi chúng ta “bị” đau khổ nhưng biết nhìn lên Thánh giá Chúa Giêsu là lúc chúng ta “được” cứu rỗi.
Nhìn lên Thập giá, ta có thể thấy được rất nhiều điều:
- Thấy tội lỗi của mình
- Thấy tình thương của Chúa
- Thấy giá trị của đau khổ
 -Thấy ơn cứu rỗi
- Thấy giải pháp cho vấn đề sự dữ.v.v...

Lạy Chúa Giêsu, con hằng chiêm ngưỡng Thập Giá Vinh quang Chúa mà tạ ơn Chúa vì Ơn Cứu độ của Ngài.Amen.


Chủ Nhật, 6 tháng 4, 2014

KHOẢNG LẶNG



Có những giây phút ta đắm mình trong hạnh phúc, cũng có giây phút ta bị đau khổ giày vò. Có lúc ta cuồng nhiệt, sôi nổi lao vào cuộc sống, lại có khi ta miên man, đắm chìm cùng những dòng suy tư trong tâm tưởng. Người ta thường nói đó là “khoảng lặng” trong cuộc sống mỗi người. Có bao giờ bạn tự hỏi: “tại sao khoảng lặng ấy xuất hiện trong tôi? Có phải do tâm trạng tôi không?” Nâng cao hơn một chút, “Thiên Chúa tôi thờ có hay không những khoảng lặng ấy?”

Lạy Chúa, con xin Chúa ban cho con biết lấp đầy Khoảng lặng trong con. Xin cho lòng con luôn tràn đầy sự kính mến Chúa. Xin cho con luôn luôn hướng về Chúa mỗi khi gặp khó khăn (theo ý riêng con) trong cuộc sống hằng ngày, nhờ lời cầu bàu của Mẹ Maria và Thánh Cả Giuse,Amen.

Thứ Năm, 3 tháng 4, 2014

XIN ƠN SỐNG MÙA CHAY

Mùa Phụng Vụ lại dẫn chúng ta đến một tâm tình khác, mùa có chút bi thương buồn bã hơn, nhưng lại là mùa chuẩn bị cho chúng ta đón nhận một món quà thật to lớn từ Thiên Chúa- Ngôi Hai Thiên Chúa đã xuống thế làm người-
 Việc Ngài trở nên đồng hóa với con người đã là một dấu chỉ vô cùng to lớn cho tình yêu mà Thiên Chúa dành cho nhân loại. Thế nhưng, ngay từ khi Người giáng thế, đã có biết bao dấu chỉ xảy đến gợi nhắc chúng ta về một sự hy sinh khác cao cả và vô cùng ý nghĩa mà Ngài sẽ tiếp tục thực hiện vì ơn cứu độ cho toàn thể con người. Từ Đông Phương xa xôi, các đạo sĩ lần theo ánh sao đêm để triều yết Hài Nhi. Trong số những món quà họ mang theo để biếu Người, có nhũ hương và mộc dược, thứ dùng để ướp xác người chết. Khi Ngài chịu phép cắt bì, ông Simêon đã nói về một lưỡi gươm sẽ đâm thâu tâm hồn Maria. Biến cố lạc mất Giêsu trong Đền Thờ năm 12 tuổi cũng nói về một cuộc chia ly nào đấy sẽ đến về sau. Khi khởi sự sứ vụ công khai, Gioan Tẩy Giả đã giới thiệu Giêsu như là “con chiên của Thiên Chúa”, một con vật bị đem đi sát tế để đền tội cho muôn người. Đỉnh cao của công cuộc cứu thế được thực hiện nơi Đức Giêsu là cái chết của Người. Nhưng đấy không phải là một cái chết bình thường. Ngoài những hàm oan và đau đớn, vốn là cái bề ngoài mà ta có thể thấy được nơi sự hy sinh của Đức Giêsu trên thập giá, cuộc Tử Nạn của Đấng Cứu Thế còn mang một ý nghĩa thiêng liêng cao vời, mà trong mùa Chay này, chúng ta được mời gọi để trầm mình chiêm ngắm.

Mùa Chay là mùa chúng ta được mời gọi để suy nghĩ về tình yêu, một tình yêu đích thực, trong suốt nhưng cũng có phần lạ kỳ nhất trong lịch sử nhân loại: tình yêu của Thiên Chúa dành cho từng người tội nhân chúng ta. Vì yêu thương chúng ta, vinh quang lẫy lừng của một Thiên Chúa, Giêsu cũng chẳng màng chi đến. Ngài chấp nhận bị nộp vào tay người đời, bị xem là đồ bị nguyền rủa và xấu xa. Ngài đến để thi ân giáng phúc cho người ta, nhưng chính Ngài lại bị chính những người mình yêu bội phản và giết chết. Ấy vậy mà Ngài không hề buông ra một lời phản kháng; trái lại, còn an ủi, còn nói lời thứ tha. Khi yêu, người ta chẳng màng chi đến mình nữa! Tất cả những gì người ta làm chỉ nhắm đến hạnh phúc và tương lai tươi sáng của người mình yêu. Giêsu đã yêu mà không hề chiếm giữ, yêu mà vẫn tôn trọng tự do. Ngài chỉ mong chờ, chứ không bắt buộc người mình yêu phải yêu mình như thế. Chúng ta có cảm nghiệm được tình yêu này của Giêsu trong cuộc đời mình không?

Mùa Chay cũng là mùa chúng ta được mời gọi để suy nghĩ về vinh quang thập giá của người môn đệ Chúa. Nếu như người đời vẫn quan niệm vinh quang là có thật nhiều của cải và quyền lực, được người khác tâng bốc và tung hô, có thể sai khiến được nhiều người, thì vinh quang của chúng ta – những người môn đệ Chúa – là lấy phục vụ làm đầu, là dành phần hơn cho người khác, lãnh phần thiệt hại về phía mình. Vinh quang của thập giá không phải cố chiếm vị trí trọng tâm để người khác hướng về mình với sự ngưỡng mộ, nhưng là âm thầm rút về đằng sau, hy sinh mà không đòi đền đáp, cho đi mà chẳng mong đáp đền. Vinh quang của thập giá hệ ở tình yêu và lấy sự tha thứ làm phương dược xoa dịu đi tất cả những oán hờn căm phẫn, những ác độc mưu toan. Ai trong chúng ta cũng mong muốn mình làm lớn, chẳng ai thích cúi mình, thích phục vụ. Người nào có thể quên đi lợi ích của mình vì người khác, ấy mới thật sự là một con người dũng mãnh và phi thường. Sẽ dễ hơn cho chúng ta để sống một cuộc đời hưởng thụ. Nhưng nếu chúng ta dám sống hai chữ “hy sinh”, ta mới thật sự là người đáng hưởng phúc lộc “vinh quang”. Chúng ta đang tìm kiếm vinh quang của Thiên Chúa hay vinh quang của người đời? Có bao giờ ta xác tín rằng “vinh quang của ta là thập giá Đức Kitô” chưa?

Thời gian mùa Chay cũng mời gọi chúng ta hãy nhớ đến thân phận tro bụi của mình, nhớ đến cái kết cục thảm khốc mà ai cũng phải tiến đến là cái chết, nhớ đến những ảo tưởng và phù hoa mà tiền tài và danh vọng ở thế gian này bày vẽ trước mặt ta. Hãy suy nghĩ về cái chóng qua của một kiếp con người, cũng tựa như những cánh hoa tươi trong vườn. Một thời hoa cũng thơm hương, gọi mời ong bướm muôn phương, nhưng rồi cũng có ngày hoa trở nên xơ xác. Cao sang mấy, danh vọng mấy, rồi có ngày chúng cũng sẽ trôi tuột khỏi bàn tay ta.
 Ta được mời gọi để hướng đến một điều gì đó bền vững hơn, chắc chắn hơn, một tài sản cao quý hơn trên Nước Thiên Đàng. Ta hãy tìm cách tích trữ của cải ấy qua đời sống cầu nguyện, qua những việc hy sinh và qua những việc bác ái.

Chúng ta hãy cầu xin Chúa ban ơn cho chúng ta, giúp chúng ta có được một sự chuẩn bị thật chu đáo trong mùa chay thánh này, để có thể đón chờ hồng ân cứu độ của Thiên Chúa.

Nối kết với Chúa GIÊSU-Nguồn ban Sự sống


Sự sống vô cùng quý báu
Mạng sống hơn đống vàng. "Thà là một con chó (đang) sống còn hơn là một con sư tử chết." (nhà văn Jack London)
Ai cũng khao khát sống, sống lâu sống khoẻ, trẻ mãi không già.
Người ta mưu cầu sự sống bằng đủ mọi cách, với bất cứ giá nào.
Nếu có phương thuốc trường sinh, thì dù phải mua với giá cao ngất, thậm chí phải bán cả gia tài mới đủ, người ta cũng quyết mua cho bằng được.

Thế nhưng, cuộc sống lại quá mỏng giòn

Thực tế cho thấy cuộc sống hiện tại thật mỏng giòn, mong manh, tạm bợ. Như quả bong bóng xà phòng do một em bé thôi lên, trông long lanh hấp dẫn, óng ánh muôn màu. Nhưng rồi, bụp một cái! Nó tan biến hết, chẳng còn gì!

Vì thế mà một nhà thơ Việt nam, ông Nguyễn công Trứ than rằng: "Ôi, nhân sinh là thế, như bóng đèn, như mây nổi, như gió thổi, như chiêm bao..."




************************************

Cái chết của Ladarô nói lên thân phận mong manh kiếp người.

Cuộc đời của Ladarô cũng mong manh như thế. Đang nửa chừng xuân, đang tuổi còn dồi dào sức sống, Ladarô vội vã từ giã cuộc đời, để lại vô vàn đau thương tiếc nuối cho thân nhân cũng như bè bạn.

Đó là một mất mát vô cùng lớn lao mà không gì trên đời bù đắp nổi. Mất gì người ta cũng có thể kiếm lại được và có thể tậu lại cái mới tốt hơn; còn mất mạng sống là mất tất cả và dường như chẳng còn cách nào phục hồi lại được!

Chính vì thế mà khi Lagiarô chết đi, bà con họ hàng vô cùng thương tiếc. Cho dù Lagiarô đã an nghỉ trong mộ bốn ngày rồi mà hai người chị là Matta và Maria vẫn còn ngậm ngùi thổn thức... Ngay cả Chúa Giêsu khi đến thăm mộ cũng không cầm được nước mắt trước cái chết của người thanh niên còn xuân trẻ nầy.

Khát vọng lớn nhất của nhân loại là khát sống. Cho dù cuộc sống hôm nay chỉ là tạm bợ, nay có mai không, có nhiều đắng cay cơ cực, có nhiều vất vả muộn phiền, nhưng ai ai cũng khát khao được sống.

Chúa Giêsu đem lại sự sống đời đời cho nhân loại

Vậy phải tìm đâu cho có sự sống lâu bền? Phải làm gì để biến đổi đời sống mau qua trở thành vĩnh cửu?

Qua Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu chỉ cho chúng ta bí quyết. Ngài tỏ cho Matta và Maria biết bí quyết nầy: "Ta là sự sống lại và là sự sống. Ai tin Ta thì dù có chết cũng sẽ được sống".

Nếu chỉ nói suông thì lời nói đó chẳng có giá trị gì. Điều quan trọng là lời khẳng định của Chúa Giêsu được củng cố bằng sự việc kèm theo. Dù Lagiarô đã chết và được mai táng trong mộ bốn ngày rồi, thân xác bắt đầu sình lên và đã nặng mùi, thế mà khi Chúa Giêsu kêu gọi: "Lagiarô, hãy ra đây!" thì người chết bắt đầu vươn vai chỗi đậy, bước ra khỏi mồ theo lời Chúa truyền dạy trước sự kinh ngạc của những người chứng kiến, trước sự hoan hỉ khôn tả của thân nhân họ hàng.

Sự kiện Chúa Giêsu làm cho Lagiarô sống lại, kèm theo sự kiện chính Ngài đã tự mình sống lại sau khi đã chết trên thập giá và mai táng trong mồ... chứng tỏ rằng Ngài là Đấng hằng sống và có thể ban sự sống cho mọi người.

Hãy kết nối với Chúa Giêsu để nhận được sự sống đời đời

Chúa Giêsu là Nguồn ban sự sống. Muốn sống đời đời thì hãy nối kết với Chúa Giêsu.

Bóng đèn muốn được toả sáng thì phải được nối kết với nguồn điện.

Cành nho muốn được trổ sinh hoa trái phải được sát nhập vào thân nho.

Bàn tay muốn sống còn và hoạt động thì phải liên kết với cơ thể.

Con người muốn được sống dồi dào và vĩnh cửu thì phải nối kết với Nguồn ban sự sống là Chúa Giêsu.




************************************

Lạy Chúa Giêsu, qua bí tích Rửa Tội, Chúa đã nối kết chúng con nên một với Chúa, để được trở thành chi thể của Chúa.
Qua bí tích Thánh Thể, Chúa Giêsu cho chúng con được trở nên đồng huyết nhục với Chúa và từ đó, sự sống thần linh của Chúa được thông truyền cho chúng con.
Tiếc thay, khi phạm tội trọng, chúng con đã tự cắt lìa mình ra khỏi Chúa như cành nho lìa thân nho, như bàn tay bị cắt lìa khỏi cơ thể và như thế chúng con đánh mất sự sống đời đời.

Xin cho chúng con sớm giao hoà với Chúa qua bí tích Giải Tội, để được nối kết lại với Chúa và để cho sự sống thần linh của Chúa tiếp tục thông truyền cho chúng con. Amen!
Trích dẫn từ bài chia sẻ của "Lm Ignatiô Trần Ngà"

Thứ Ba, 1 tháng 4, 2014

CON CÓ UỐNG NỔI CHÉN THẦY SẮP UỐNG KHÔNG?


Thầy yêu mến;

Có một câu chuyện được kể lại trong Thánh Kinh như sau: “Bấy giờ bà mẹ của các con ông Dê-bê-đê đến gặp Đức Giê-su, có các con bà đi theo; bà bái lạy và kêu xin Người một điều.  Người hỏi bà: “Bà muốn gì?” Bà thưa: “Xin Thầy truyền cho hai con tôi đây, một người ngồi bên hữu, một người ngồi bên tả Thầy trong nước Thầy.” Đức Giê-su bảo: “Các người không biết các người xin gì.  Các người có uống nổi chén Thầy sắp uống không?” Họ đáp: “Thưa uống nổi.” Đức Giê-su bảo: “Chén của Thầy, các người sẽ uống; còn việc ngồi bên hữu hay bên tả Thầy, thì Thầy không có quyền cho, nhưng Cha Thầy đã chuẩn bị cho ai, thì kẻ ấy mới được.”(Mt 20, 20-23)

Thầy kính mến!  Hơn lúc nào hết, chính lúc này đây trong tâm tình của những tuần mùa chay thánh này, con cũng đang nghe bên mình câu hỏi của Thầy Giê-su: “Con có uống nổi chén Thầy sắp uống không?” (Mt 20, 22).  Câu hỏi đó giống như là:

Lời mời gọi bước theo dấu chân của Thầy Chí Thánh.

Mùa Chay là thời giờ mà Giáo Hội dành tặng cho con để con có thể tái khám phá khuôn mặt Đức Giê-su qua những đau khổ của anh chị em xung quanh con.  Và nhắc nhở con đứng dậy để “trở về” với tình yêu của Thiên Chúa bằng việc từ bỏ những thói hư tật xấu của bản thân và những gì có thể ngăn trở việc tiến về Chúa.  Để cho chúng con được trở nên một với Ngài.

            Trước những đau khổ và phiền muộn của kiếp người, con được mời gọi dâng những “chén đắng” trong hành trình trần thế của con kết hợp với những nỗi thống khổ Chúa Giê-su đã chịu trên Thánh Giá xưa.  Để cho chúng con được trở nên một với Ngài.

            Hơn thế nữa, Mùa Chay, Giáo Hội cũng dạy cho con biết: Thiên Chúa Đấng toàn năng đã chết thật vì tội lỗi của loài người thế nhưng Ngài đã chiến thắng sự chết và đã trỗi dậy thật.  Ngài yêu nhân loại cho đến độ hy sinh mạng sống mình và lại còn khiêm nhường ở lại trong tấm bánh trắng nhỏ bên hòm chầu hàng ngày.  Con được mời gọi để chia sẻ “tình yêu cao vời” hơn cả trời xanh ấy với anh chị em con. Để cho chúng con được trở nên một với Ngài.
hanh_dong_dep            Thầy yêu mến; Thầy mời gọi con uống chung một chén với Thầy để con có thể trở nên đồng hình đồng dạng với Thầy trong một tình yêu duy nhất.  Xin ban cho con có một Đức tin cứng cáp, lòng cậy vững vàng để con có thể trỗi dậy sau những lần gục ngã mà không để ngọn lửa Đức tin bị lụi tàn.
Và… Câu trả lời của con.

Thầy kính mến; câu hỏi của Thầy sẽ mãi là câu hỏi mà cuộc hành trình trần thế của người Ki-tô hữu như con là chính câu trả lời.  Câu trả lời ấy chính là sự đáp trả lại tình yêu của Đức Giê-su bằng việc chia sẻ tình yêu của Thiên Chúa với những người anh em xung quanh cuộc sống hàng ngày.  Điều đó có thể chỉ là những lời ủi an người anh em khi họ đang trong cơn đau khổ.  Cũng có thể chỉ là ngồi lắng nghe ai đó chia sẻ nỗi đau với một trái tim cảm thông và yêu mến.  Đôi khi cũng là chia san chén nước mát với người lữ khách đang khát.  Con xin nguyện làm khí cụ trong tay Ngài.

Thầy yêu mến, câu trả lời chính là sống với tâm tình tạ ơn, chia sẻ tình yêu Thầy với những người anh em nghèo khó và kể câu chuyện cổ tích tình yêu mà Giê-su đã chết trên thập giá xưa chỉ vì “yêu”.

Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, xin cho con biết chia sẻ với tha nhân theo tinh thần của Ngài. Xin cho con vững tin là Chúa luôn hiện diện trong con và mọi người, để con cùng Chúa làm mọi việc bác ái, hòa thuận, nâng đỡ, ủi an, trong mọi lúc mọi việc mà con làm. Con cầu xin nhờ lời chuyển cầu của Mẹ và Thánh Cả. Amen.